T6, 12 / 2019 2:13 chiều | nhiblue

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Việc doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh phải được tiến hành thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau đây, tư vấn Blue xin cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến địa điểm kinh doanh cũng như trình tự thủ tục thực hiện việc đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Tam Điệp như sau:

Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Tam Điệp
 Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Tam Điệp

    Một số đặc điểm của địa điểm kinh doanh: 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.

  • Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân và chỉ được thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của Công ty cũng như nội dung đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không đồng thời là địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Thành lập địa điểm kinh doanh có thể cùng hoặc khác  tỉnh, thành phố với doanh nghiệp mẹ.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm: 

+) Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11 – Thông báo về việc đăng ký hoạt động của Chi nhánh ban hành kèm theo Thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp). Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh; Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ trụ sở chính của Công ty;

  • Thông tin của địa điểm kinh doanh dự định thành lập bao gồm: Tên địa điểm kinh doanh ty dự định thành lập: Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng Việt; Tên địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài; Tên địa điểm kinh doanh viết tắt; Địa chỉ trụ sở địa điểm kinh doanh và Thông tin về số điện thoại, Email, Website, Fax (nếu có).
  • Chú ý: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng, có thể ít hơn hoặc giống với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Họ, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Thông tin về Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân khác; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Chỗ ở hiện tại của cá nhân; và Chức danh của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
  • Chi nhánh chủ quản đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.
  • Thông tin đăng ký thế, bao gồm: Địa chỉ nhận thông báo thuế; Ngày bắt đầu hoạt động; Hình thức hoạch toán; Năm tài chính; Tổng số lao động; Đăng ký xuất nhập khẩu; Thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản kho bạc; Thông tin các loại thuế phải nộp và Nội dung hoạt động chính của địa điểm kinh doanh;
  • Họ và tên, chức danh, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+) Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
+) Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục và Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.

Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Tam Điệp
      Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Tam Điệp

Liên hệ ngay tới tư vấn Blue để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất tại Tam Điệp. Trân trọng./

Bài viết cùng chuyên mục